Mới đây, CTCP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest) công bố trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng tại các ô đất từ TT14 đến TT19, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm.
6 block thấp tầng Hải Phát vừa trúng đấu giá được chia thành 140 ô đất. Diện tích mỗi ô dao động từ 85,5 m2 đến 190,5 m2 và đều có vị trí tiếp xúc với đường khu vực rộng 30 m hoặc đường nhánh có mặt cắt ngang rộng từ 13,5 m - 22 m.
Hiện nay, vị trí khu đất này, ngoài tiếp giáp với khu dân cư thị trấn Trâu Quỳ, còn giáp với khu dân cư Viện Chính sách Chiến lược và Phát triển Nông thôn và khu dân cư Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Riêng phía đông giáp khu quy hoạch công viên cây xanh, hồ điều hoà. Xung quanh là các cơ quan, cơ sở y tế, giáo dục như Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm, Bệnh viện đa khoa Gia Lâm, trường THCS Trâu Quỳ và Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Sau sự trỗi dậy của bất động sản phía Tây Hà Nội, thời gian gần đây, thị trường nhà đất phía Đông cũng có những bước chuyển biến đáng kể. Đặc biệt, năm 2017, nhiều thông tin hạ tầng được công bố đã tạo ảnh hưởng tích cực đến khu vực này.
Đáng chú ý nhất là thông tin Hà Nội chỉ đạo triển khai xây dựng 4 cây cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống gồm cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, Cầu Đuống 2 và cầu Giang Biên.
Cùng với hạ tầng giao thông, Gia Lâm cũng được quy hoạch hình thành nhiều công trình, dự án trọng điểm khác, có thể kể đến như Trung tâm thương mại ở xã Đa Tốn; Cụm công nghiệp thực phẩm Hapro ở xã Lệ Chi, Bến xe quy mô hơn 100.000 m2 tại xã Cổ Bi.
Sở hữu vị trí cửa ngõ phía Đông của Thủ đô, Gia Lâm được đánh giá có điều kiện thuận lợi đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ…
Với lợi thế sẵn có, Gia Lâm chủ trương phấn đấu trở thành quận trong giai đoạn 2015-2020. Hưởng lợi từ kế hoạch phát triển kinh tế, đẩy mạnh đô thị hóa để hoàn thành mục tiêu trên, thị trường bất động sản khu vực này hứa hẹn sẽ trở nên sôi động trong thời gian tới.
“Khai phá” thị trường Gia Lâm
Chủ đầu tư cho hay, theo quy hoạch của Thành phố, dự án có vị trí nằm ngay cạnh trung tâm hành chính huyện Gia Lâm trong tương lai. Hiện nay, vị trí khu đất này, ngoài tiếp giáp với khu dân cư thị trấn Trâu Quỳ, còn giáp với khu dân cư Viện Chính sách Chiến lược và Phát triển Nông thôn và khu dân cư Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Riêng phía đông giáp khu quy hoạch công viên cây xanh, hồ điều hoà. Xung quanh là các cơ quan, cơ sở y tế, giáo dục như Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm, Bệnh viện đa khoa Gia Lâm, trường THCS Trâu Quỳ và Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Cũng theo đại diện chủ đầu tư, khi cầu vượt bắc qua quốc lộ 5 được triển khai, dự án sẽ được kết nối dễ dàng với khu đô thị Đặng Xá và một khu đô thị lớn khác dự kiến xây trên địa bàn xã Dương Xá và Đa Tốn.
Sau sự trỗi dậy của bất động sản phía Tây Hà Nội, thời gian gần đây, thị trường nhà đất phía Đông cũng có những bước chuyển biến đáng kể. Đặc biệt, năm 2017, nhiều thông tin hạ tầng được công bố đã tạo ảnh hưởng tích cực đến khu vực này.
Đáng chú ý nhất là thông tin Hà Nội chỉ đạo triển khai xây dựng 4 cây cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống gồm cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, Cầu Đuống 2 và cầu Giang Biên.
Cùng với hạ tầng giao thông, Gia Lâm cũng được quy hoạch hình thành nhiều công trình, dự án trọng điểm khác, có thể kể đến như Trung tâm thương mại ở xã Đa Tốn; Cụm công nghiệp thực phẩm Hapro ở xã Lệ Chi, Bến xe quy mô hơn 100.000 m2 tại xã Cổ Bi.
Sở hữu vị trí cửa ngõ phía Đông của Thủ đô, Gia Lâm được đánh giá có điều kiện thuận lợi đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ…
Với lợi thế sẵn có, Gia Lâm chủ trương phấn đấu trở thành quận trong giai đoạn 2015-2020. Hưởng lợi từ kế hoạch phát triển kinh tế, đẩy mạnh đô thị hóa để hoàn thành mục tiêu trên, thị trường bất động sản khu vực này hứa hẹn sẽ trở nên sôi động trong thời gian tới.